• CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TRÍ VIỆT

    Địa chỉ: Số 170-172, Đường số 5, KDC Nam Trung Tâm Hành Chánh, Phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An

    Điện thoại: 02723 525 204

    Email: trivietcorp@gmail.com

    • Tư vấn kỹ thuật

      02723 525 204

    • Tư vấn bán hàng

      0908 385 824

    BỆNH ĐEN LÁ TRÊN CÂY HỒ TIÊU (LASIODIPLODIA THEOBROMAE.)

    * Tác nhân :

    • Do nấm Lasiodiplodia theobromae.
    • Nấm tồn tại ở dạng sợi và bào tử trên tàn dư cây bệnh. Bệnh đen lá phổ biến ở các vườn tiêu, phát sinh nhiều vào mùa mưa, ẩm độ vườn tiêu cao, trời nóng, bộ rễ bị úng nước.

    * Triệu chứng gây hại :

    • Trên lá vết bệnh xuất hiện ở giữa lá hoặc ở chóp lá những đốm vàng, nhỏ, sau lớn dần biến màu đen. Khi vết bệnh già màu hơi bạc không có quầng đen viền quanh (đặc điểm để phân biệt với bệnh thán thư).
    • Bệnh hại trên cành nhánh làm đốt thân nâu đen rụng dần từ ngọn trở xuống làm tán tiêu trơ trụi.

    * Phòng trừ :

    • Vệ sinh vườn tiêu sạch sẽ, gốc tiêu thông thoáng.
    • Chăm sóc cây tiêu sinh trưởng tốt.
    • Cắt bỏ các lá và nhánh bị bệnh nặng, tập trung tiêu hủy.
    • Khi bệnh phát sinh dùng thuốc phòng trừ như bệnh thán thư.

    + Pha 10gr – 15 gr thuốc Sumi Eight cho bình phun 16 lít, phun từ 600 lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.

    + Phun khi bệnh vừa bắt đầu xuất hiện, phun định kỳ từ 15 – 20 ngày nếu bệnh gây hại nặng, phun tập trung vào chỗ bị bệnh như  tán lá.

     

    http://www.scvcl-chem.com.vn

    Bài viết liên quan

  • Bệnh khô vằn trên cây tiêu (Rhizoctonia solani)
  • Bệnh mạng trắng trên cây tiêu (Marasmius scandensmassee)
  • Bệnh thán thư trên cây tiêu (Collectotrichum gloeosporioides)
  • Bệnh vàng lá virus trên cây tiêu (TIÊU ĐIÊN)
  • Bệnh chết chậm trên cây tiêu (Fusarium solani và F. oxysporum)