BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ỚT
– Bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp gây hại, đây là loại nấm đa ký sinh, phát tán và gây hại rất mạnh trong mùa mưa hoặc khi sương mù nhiều.
– Khi bệnh đã bộc phát và gây hại trên trái ớt rồi, khả năng TRỪ bệnh cho cả vườn là rất khó. Vì bào tử cực nhỏ, chúng bám vào thân, lá, trái, cỏ dại, cây trồng gần đó…. rồi phát tán, xâm nhiễm vào cây, trái ớt.
– Với bệnh thán thư trên ớt, chúng ta nên chọn Thời Vụ để khi trái ớt già sẽ không rơi vào thời điểm nhiều mưa hoặc sương mù. Thực hiện điều này, giá ớt có thể không cao nhưng rủi ro ít hơn.
– Trồng ớt, giai đoạn cây đang phát triển mạnh, cây đang mang trái nhỏ, bà con hãy phun xịt phòng thán thư thường xuyên khoảng 4-5 ngày/lần bằng cách luân phiên các loại thuốc sau :
* Mancozeb (Dithan M45), nồng độ : 3,5g-5g/lít nước.
* Copper hydrocide (Champion), nồng độ 1,5g/lít nước.
* Propineb (Antracol), nồng độ 3g/lít.
Khi trái già, hãy phun xịt :
* Defenconazole (Score),nồng độ 0,75ml/lít.
* Azoxystrobin + Defenconazole (Amistar Top hoặc Azo Top), nồng độ 1ml/lít nước.
Khi phun, chú ý vặn béc thật mịn, phun phủ đều khắp cây, trái.
…….
Ngoài ra, khi trồng ớt, giai đoạn cây con trong bầu, chú ý trừ rầy mềm, rệp sáp…. vì rầy mềm chính là vector truyền viirus gây bệnh khảm làm hư cây trái giai đoạn từ trổ hoa về sau (Mosaic Virus)
* Giai đoạn cây sau trồng, chú ý bệnh làm vàng lá, rụng lá do vi khuẩn Xanthomonas Campestris gây ra. Bà con có thể phun Kasuran 47% của Nhật, nồng độ phun là 3g/lít. Bà con có thể luân phiên với thuốc Champion với nồng độ đã ghi ở trên.