• CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TRÍ VIỆT

    Địa chỉ: Số 170-172, Đường số 5, KDC Nam Trung Tâm Hành Chánh, Phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An

    Điện thoại: 02723 525 204

    Email: trivietcorp@gmail.com

    • Tư vấn kỹ thuật

      02723 525 204

    • Tư vấn bán hàng

      0908 385 824

    RỆP HẠI CÀ PHÊ

    Các loại rệp gây hại: Tại Tây Nguyên hiện nay phổ biến trên cây Cà phê là các loại rệp:

    – Rệp vảy xanh (Coccus viridis)

    – Rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica)

    – Rệp sáp (Pseudococcus sp)

    Đặc điểm gây hại:

    Các loại rệp tập trung phá hại mạnh cây Cà phê ở nhiều giai đoạn sinh trưởng và trên nhiều bộ phận. Rệp vảy xanh, vảy nâu gây hại trên các chồi lá non. Rệp sáp hại quả, chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả gây rụng quả. Rệp sáp hại rễ chích hút chất dinh dưỡng ở rễ làm rễ phát triển kém, có vết thương tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây triệu chứng vàng lá, thối rễ.

    Thời điểm gây hại:

    Rệp thường gây hại trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa ( từ tháng 1 đến tháng 6) đặc biệt là thời gian có các giai đoạn nắng mưa xen kẽ nhau.

    Thuốc phòng trừ:

    – Nitox 30EC (Dimethoate 27%+Cypermethrin 3%) sử dụng ở nồng độ 0,2% – 0,25% (20 – 25ml thuốc+10 lít nước) phun ướt đều toàn cây khi rệp mới xuất hiện

    – Nibas (Fenobucarb 50%) sử dụng ở nồng độ 0,25% – 0,3%(25 – 30ml thuốc + 10 lít nước) phun ướt đều toàn cây khi rệp mới xuất hiện.

    – Bini 58 (Dimethoate 40%) sử dụng ở nồng độ 0,2% – 0,3%(20 – 30ml thuốc + 10 lít nước) phun ướt đều toàn cây khi rệp mới xuất hiện.

    – Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%): Lượng dùng 1 – 1,5lít thuốc/ha; lượng nước thuốc phun: 600 – 1000lít/ha; cách pha: Pha 30 – 40ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá khi rệp sáp chớm xuất hiện. Cách 7 – 10 ngày phun lại lần thứ 2 nếu mật độ rệp sáp quá cao.

     

    http://wwww.bvtvld.gov.vn

     

     

     

    Bài viết liên quan

  • Bệnh khô vằn trên cây tiêu (Rhizoctonia solani)
  • Bệnh mạng trắng trên cây tiêu (Marasmius scandensmassee)
  • Bệnh thán thư trên cây tiêu (Collectotrichum gloeosporioides)
  • Bệnh vàng lá virus trên cây tiêu (TIÊU ĐIÊN)
  • Bệnh chết chậm trên cây tiêu (Fusarium solani và F. oxysporum)