• CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TRÍ VIỆT

    Địa chỉ: Số 170-172, Đường số 5, KDC Nam Trung Tâm Hành Chánh, Phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An

    Điện thoại: 02723 525 204

    Email: trivietcorp@gmail.com

    • Tư vấn kỹ thuật

      02723 525 204

    • Tư vấn bán hàng

      0908 385 824

    SÂU ĐỤC THÂN MÌNH ĐỎ HẠI CÀ PHÊ (Zeuze coffea Nietner)

    Đặc điểm gây hại:

    Ngài cái đẻ trứng thành ổ ở chồi non hay nụ của cành Cà phê, mỗi ngài có thể đẻ 400 – 2000 quả trứng. Sau khi đẻ 14 – 16 ngày trứng nở thành sâu non. Sâu non rất nhỏ nhưng hoạt động nhanh nhẹn, đục vào cành tăm hay đốt non, ở tuổi 3 đục vào gốc cành, thường phá hại ở cành cấp 1, cấp 2. Sâu non có 6 tuổi, mỗi tuổi 1 lần lột xác, mỗi lần lột xác là một lần di chuyển chỗ ở, do đó sâu có thể phá hại rất nhiều cành Cà phê, sâu đục cành đùn phân ra ngoài nên rất dễ phát hiện. Sâu non khi đẫy sức thì hoá nhộng trong cây, thời gian hoá nhộng 30 – 50 ngày. Những cành bị sâu đục lá héo rũ, khô đi, quả bị hại héo chín ép nên lép.

    Thời điểm gây hại:

    Trong năm sâu thường gây hại nặng vào tháng 1-2 và tháng 4-5

    Thuốc phòng trừ:

    – Nitox 30EC ( Dimethoate 27% + Cypermethrin 3%) sử dụng ở nồng độ 0,25% – 0,3% (25 – 30ml thuốc + 10ml nước)

    – Nibas ( Fenobucarb 50%) sử dụng ở nồng độ 0,30% – 0,35%(30 – 35ml thuốc + 10 lít nước)

    – Bini 58 ( Dimethoate 40%) sử dụng ở nồng độ 0,25% – 0,35%(25 – 35ml thuốc + 10 lít nước)

    – Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%): sử dụng ở nồng độ 0,2 – 0,25%

    http://wwww.bvtvld.gov.vn

    Bài viết liên quan

  • Bệnh khô vằn trên cây tiêu (Rhizoctonia solani)
  • Bệnh mạng trắng trên cây tiêu (Marasmius scandensmassee)
  • Bệnh thán thư trên cây tiêu (Collectotrichum gloeosporioides)
  • Bệnh vàng lá virus trên cây tiêu (TIÊU ĐIÊN)
  • Bệnh chết chậm trên cây tiêu (Fusarium solani và F. oxysporum)